Có 6 loại gạch xây không nung phổ biến trên thị trường :
1. Gạch xi măng cốt liệu: Gạch không nung xi măng cốt liệu, còn được gọi là gạch blốc (block) được tạo thành từ xi măng và nhiều cốt liệu tạo nên: Mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất,... Loại gạch này được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các loại gạch không nung. Các công trình loại gạch không nung này chiếm tỉ trọng lớn nhất, gạch có cường độ chịu lực tốt (trên 80kg/cm2), tỉ trọng lớn (thường trên 1900kg/m3), những loại kết cấu lỗ thì có khối lượng thể tích nhỏ hơn (dưới 1800kg/m3).
2. Gạch ống làm từ cốt liệu xi măng và cát: Kích thước gạch ống xây truyền thống cường độ chịu lực từ 35 kg/cm2 đến 50 kg/cm2, trọng lượng viên gạch là 1.5 kg so với gạch nung là 1 kg, gạch sử dụng công trình bình thường.
3. Gạch Papanh sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ than, vôi bột được sử dụng lâu đời ở nước ta, gạch có cường độ thấp từ 30 – 50 kg/cm2 dùng cho các loại tường ít chịu lực.
4. Gạch không nung tự nhiên từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá Bazan. Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn Puzolan tự nhiên.
5. Gạch bê tông nhẹ - AAC gạch không nung bê tông nhẹ có hai loại cơ bản:
+ Gạch bê tông nhẹ bọt.
+ Gạch bê tông nhẹ khí chưng áp :
Bê tông khí chưng áp (Autoclaved Aerated Concrete – AAC) được phát minh bởi Kiến Trúc sư người Thụy Điển Johan Ericksson vào những năm 1920. Gạch AAC là vật liệu không nung siêu nhẹ, được sản xuất từ các vật liệu vô cơ phổ biến như cát, vôi, xi măng, nước và chất tạo khí dưới áp suất và nhiệt độ cao. Ngày nay, gạch bê tông khí chưng áp AAC là vật liệu xây dựng phổ biến được sản xuất và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại nhiều quốc gia, gạch AAC chiếm tới trên 70% tổng khối lượng gạch sử dụng trong xây dựng.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, việc áp dụng gạch AAC trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ngày càng phổ biến và được Chính phủ rất khuyến khích thông qua việc ban hành nhiều quy định và thông tư có liên quan.